Gần đây dư luận trên mạng sốt lên với những bài viết về tính
xấu của người Việt Nam, những bài viết này được sự đồng tình ủng hộ của nhiều
người, bị sự chỉ trích của không ít người. Với những bài viết ở các trang xa
xa và các tác giả ở xa xa thì cư dân Blog Việt không quan tâm bàn luận nhiều,
nhưng nếu bài viết được dẫn về Blog Việt hoặc có tác giả là blogger của Blog Việt
thì tình hình rất khác.
Khởi đầu câu chuyện là việc blogger Tyler, một vị bác sĩ đang sống và làm việc ở bang Ohio nước Mỹ, đăng lại trên trang của mình bài viết "Củng cố chế độ dân chủ" của tác giả Ngô Nhân Dụng. Bài viết này đăng trên trang Người Việt vào ngày 04-11, được blogger Tyler đăng lại trên blog cá nhân của mình vào ngày 05-11-2014. Blogger Sáu Miệt Vườn đã vào trang của blogger Tyler và có comment được blogger Phiêu Vân chụp ảnh lại như sau:
Sau đó, vào sáng sớm ngày 07-11, blogger Phiêu Vân đăng bài "Đừng làm dáng trên danh dự của đồng bào" với lời mở đầu như sau:
"Với tư cách một người Dân Việt Nam sinh sống tại đất nước Việt Nam, nghĩa là một người trong số người bị blogger Sáu Miệt Vườn mắng vẫn còn 5 cái Ngu. Tôi viết bài này phản bác lại lời mắng đầy ngu xuẩn kia của blogger Sáu Miệt Vườn".
Đến đoạn giữa thì blogger Phiêu Vân mất khá nhiều công sức với bài viết của tác giả Ngô Nhân Dụng vì "không thể im lặng với những bài viết mơ hồ, thiếu căn cứ nhằm làm đỏm bản thân mà hạ thấp tư cách của người dân Việt Nam như bài viết “Củng cố chế độ dân chủ” của tác giả NND".
Trong bài "Đừng làm dáng trên danh dự của đồng bào", blogger Phiêu Vân tỏ thái độ bất bình vì ông Ngô Nhân Dụng nói rằng người dân Việt Nam chưa được thế giới kính trọng như người dân Tunisie (về chuyện người dân Tunisie dám cải cách chế độ thành dân chủ còn người Việt Nam thì chưa). Sau nhiều phân tích, blogger Phiêu Vân đánh giá nhấn mạnh rằng bài viết của tác giả Ngô Nhân Dụng có "luận điệu của bọn trẻ con".
Dường như không biết hoặc không để ý đến bài viết của blogger Phiêu Vân, buổi tối cùng ngày 07-11 blogger Sáu Miệt Vườn đăng bài "Tự trào dân tộc" trong đó một lần nữa nhắc lại "5 cái ngu" của người Việt (mới đầu vẫn dẫn là lời của Phan Châu Trinh, về sau đã chữa lại thành của Phan Bội Châu).
Ngày 12-11-2014, blogger Phiêu Vân đăng bài "Cảnh giác" trong đó lên án blogger Tyler đã có thủ đoạn mượn bài viết của Ngô Nhân Dụng và mượn lời của blogger Sáu Miệt Vườn để miệt thị dân tộc Việt Nam, gây chia rẽ nội bộ người Việt ở trong và ngoài nước.
Có lẽ cần nói thêm rằng blogger Phiêu Vân rất nổi tiếng trên Blog Việt vì sự nhiệt tình trong tranh luận, vì sự thông minh sắc sảo, cũng vì ngôn từ làm nhiều người thấy khó chịu và cho là không đẹp, vì thủ đoạn biên tập lại những comment trái ý của người đọc theo ý mình, vì sự tùy hứng chửi rủa người khác mà họ khó có thể nhận biết được lý do. Blogger Phiêu Vân được nhiều người khen ngợi, yêu quý và nể phục, đồng thời bị nhiều người cho là một thằng điên không đáng để tiếp chuyện.
Cá nhân tôi thì không phiền lòng về bài viết "Củng cố chế độ dân chủ" của ông Ngô Nhân Dụng, không phiền lòng về những lời của blogger Sáu Miệt Vườn, chưa tìm được những bằng chứng xác đáng về âm mưu gây chia rẽ người Việt của blogger Tyler, không bực mình với những bài viết của Phiêu Vân. Tôi không hề có ý định bảo vệ blogger Sáu Miệt Vườn hay blogger Tyler vì không thấy điều đó là cần thiết. Tôi cũng không định trao đổi với blogger Phiêu Vân vì tôi không có nhu cầu tranh luận về chuyện người Việt ngu hay không ngu. Lý do tôi đưa ra câu chuyện này là vì có những người trong làng blogger cảm thấy khó xử, đặc biệt là blogger Vòm Trời Riêng. Nếu quý vị đọc comments của Vòm Trời Riêng dưới những bài viết của Phiêu Vân mà tôi dẫn đường link ở trên thì có thể nhận thấy rằng Vòm Trời Riêng gặp một vấn đề khó khăn.
Tôi đề nghị quý vị và các bạn giúp đỡ Vòm Trời Riêng bằng cách đưa ra ý kiến của mình về những vấn đề sau:
- Bài viết "Củng cố chế độ dân chủ" của ông Ngô Nhân Dụng có nhằm mục đích miệt thị người Việt để làm dáng cho bản thân mình hay không?
- Blogger Sáu Miệt Vườn có lạm dụng quyền tự do ngôn luận để sỉ nhục dân tộc Việt Nam một cách cao đạo hay không?
- Blogger Tyler có những hành động, lời lẽ và bài viết gây nguy hiểm cho người Việt hay không?
- Hai bài viết nói trên của blogger Phiêu Vân có quả thực là đầy đủ lý lẽ thuyết phục và được viết với động cơ trong sáng nhằm bảo vệ lòng tự trọng của dân tộc Việt Nam hay không?
- Cách khuyên can "dĩ hòa vi quý" của Vòm Trời Riêng có tác dụng gì hay không? Vòm Trời Riêng có nên tiếp tục áp dụng cho những trường hợp tương tự xảy ra sau này hay không?
- Cách khuyên can "dĩ hòa vi quý" của Vòm Trời Riêng có tác dụng gì hay không? Vòm Trời Riêng có nên tiếp tục áp dụng cho những trường hợp tương tự xảy ra sau này hay không?
Cá nhân tôi thì dẫn ra tên kèm đường link vài bài viết của các tác giả người Việt như sau:
- "Người Việt xấu xí" (Thái Bá Tân)
- "Tính xấu của người Việt - Phần 1" (Nhà Gom Lá Bàng).
- "Tính xấu của người Việt - Phần 2" (Nhà Gom Lá Bàng).
- "Vạch áo cho mọi người cùng xem" (Phan Thanh Tâm).
- "Năm tính xấu của người Việt" (GS Nguyễn Lân Dũng).
(Nghe nói còn có một cuốn sách "Người Việt cao quý" từ thời trước năm 1975, nhưng rất tiếc lại nghe nói thêm rằng cuốn sách đó không được hoan nghênh nên tôi không dẫn ở đây).
- "Tính xấu của người Việt - Phần 2" (Nhà Gom Lá Bàng).
- "Vạch áo cho mọi người cùng xem" (Phan Thanh Tâm).
- "Năm tính xấu của người Việt" (GS Nguyễn Lân Dũng).
(Nghe nói còn có một cuốn sách "Người Việt cao quý" từ thời trước năm 1975, nhưng rất tiếc lại nghe nói thêm rằng cuốn sách đó không được hoan nghênh nên tôi không dẫn ở đây).
Cuối cùng tôi đăng lại nguyên văn một bài viết mới của bạn Mắt Đời, một người bạn đã từng nhiệt tình đóng góp những comment cho Blog Việt. Bài viết này của Mắt Đời tuy không hay, nhưng tôi cảm thấy tác giả rất thật lòng.
HÃY NHÌN KỸ VÀO CHÚNG TA - HÌNH HÀI CỦA MỘT SẢN PHẨM
11-11-2014
Mấy ngày gần đây nhân một vụ um sùm mà tôi chú ý quan sát suy nghĩ và phát biểu của rất nhiều người, bạn biết tôi thấy gì không? Là cảm tính, là sự hời hợt, là sự thô tục, là đẹp xấu đúng sai lẫn lộn, là cái tôi lên ngôi, là đam mê vật chất và xem đồng tiền trên tất cả, là tìm mọi cách để đổ thừa và biện hộ, là sự chia rẽ…tất cả chúng vẽ lên một xã hội tàn tạ đứng bên bờ vực thẳm. Tôi biết sẽ có người bảo đây là quan trọng hóa vấn đề, nhưng biết nói sao cho ai cũng có thể hiểu mức độ nghiêm trọng của nó.
Khi tôi nói về cái đúng cái đẹp hay cái sai cái xấu thì có nhiều người bảo tôi là đạo đức giả, là mang tính hàn lâm, là “nói như bạn thì ai mà chả nói được”. Vốn trước đây tôi chưa hiểu ý nghĩa của từ “hàn lâm” cho lắm, giờ thì hiểu rồi, là chê tôi là giáo điều quy phạm và cứng nhắc. Nhưng hiểu xong từ ấy tôi chợt cười, vì trong cái xã hội thời nay thì chỉ có cách dùng những phân tích mang tính khoa học mới nhìn cho rõ ràng được, nếu không chắc chắn tôi sẽ lạc lối trong sự ngụy biện đang tràn lan khắp nơi.
Tôi đã thấy gì qua các bình luận?
Là sự thô tục, khi một ai đó không đồng ý với quan điểm của họ thì mấy từ như “ngu dốt, mày tao, sáo rỗng…” để nhục mạ. Trong khi những lý lẽ mà kẻ nhục mạ nói chỉ toàn là cảm tính.
Là sự hời hợt cả tin và ngoan cố, đa số cứ tin răm rắp vào các sự kiện họ nhận được mà không tìm hiểu xem những thông tin đó có chính xác không, kết nối các sự kiện với nhau có hợp lý không. Ví như anh A nhà nghèo, sự việc là anh A mới mất chiếc SH. Rõ ràng trong sự kiện này tồn tại một sự phi lý nhưng không ai nhìn thấy, khi có người đặt vấn đề thì họ cố tìm mọi lý lẽ biện hộ cho cái việc vì sao anh A có SH.
Là thước đo các giá trị biến mất, một hành động là đẹp hay xấu nhìn vào thì biết ngay, nhưng giờ đây những hành động đẹp, những quan niệm đúng đắn như “tôn sư trọng đạo” hay “ở hiền gặp lành” hoặc “thà chết vinh còn hơn sống nhục”… chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Khi ai đó nói ra những điều đó thì bị cười chê một cách thậm tệ. Một hành động rõ ràng là xấu nhưng người ta lại cố tìm cách biến nó thành đẹp, thành đáng khen ngợi. Nhìn thấy những điều này tôi đã tự nhủ: “Thôi! Việt Nam xong rồi.”
Là cái tôi lên ngôi, không hề có sự xét đoán xem những điều đang tin vào có hợp lý hay không, khi đọc được những phân tích mang tính logic rất rõ ràng cũng cố mà biện luận theo ý mình. Nếu bạn chú ý sẽ thấy ngày nay những bình luận cảm tính thường được “thích” nhiều nhất. Giờ đây “cái tôi thích” vượt qua rất xa “cái đúng đắn” mất rồi. Ai ai cũng viện dẫn cái gọi là “tự do tư tưởng, tự do cá nhân” để biện hộ cho họ, trong khi sẵn sàng thóa mạ bất kỳ ai không cùng quan điểm.
Là xem đồng tiền hơn tất cả và ham thích đua đòi. Với một số tiền B chẳng hạn, từng người sẽ xem trọng nó ở từng mức độ khác nhau, để có được nó thì người ta sẽ “lao động” theo những phương thức khác nhau. Với một xã hội xem vật chất là tất cả thì không khó để thấy được họ sẽ dùng những phương thức dễ dàng nhất mà chúng thường là sai và xấu để có được nó, và nó không những không bị chê trách mà có khi được tôn vinh. “Kiều nữ và đại gia” không phải là thế sao? Xã hội ngày nay gần như ít ai hiểu được sự khác nhau giữa việc quý trọng giá trị đồng tiền chân chính với việc đam mê tiền bạc, xem nó là tất cả.
Là sự biện hộ bằng cách đổ thừa, cái thường thấy nhất là đổ thừa hoàn cảnh. Vì anh A ở hoàn cảnh X nên anh ta mới hành động Y. Nhưng nếu xét cho kỹ thì hoàn cảnh X cho ra hành động Y là sai trái, vì X đó chưa đủ lớn để sinh ra Y. Thế là người ta cố biến X thành một hoàn cảnh vô cùng lớn lao và nghiêm trọng để cho nó phù hợp với Y, đây là ngụy biện. Cái thường thấy thứ 2 là dùng cái xấu này biện hộ cho cái xấu kia, “anh có tốt đẹp gì đâu mà chỉ trích người khác?” Ơ ngộ! thế ra tôi không tốt nên cái việc anh kia làm vốn là xấu giờ biến thành không xấu à?
Hay cái cách nói: “Nếu bạn ở vào hoàn cảnh đó thì cũng làm như anh ta thôi.” Cái này là suy diễn bậy bạ, trong một hoàn cảnh thì mỗi người sẽ cho phản ứng khác nhau, tùy phản ứng mà có mức độ đúng sai. Thế ra trong hoàn cảnh đó tôi làm sai giống người kia thì cái sai đó biến thành đúng à?
Còn sự chia rẽ? Khi MÌNH LÀ LỚN NHẤT thì làm sao mà không chia rẽ cho được?
– Nói đến đây chắc mọi người cũng hình dung được vài phần những gì đang diễn ra rồi đúng không? Nếu bạn chưa tin thì có thể ngồi suy nghĩ cùng đọc lại các bình luận của mọi người trên các diễn đàn và trong nhiều sự kiện sẽ hiểu tôi nói gì. Hay bạn quen quá với những điều đó nên bảo là “cũng thường thôi, xã hội vốn là vậy mà” ?
– Nếu bài đến đây là kết thúc thì nó vẫn chưa trọn vẹn, vì còn một câu hỏi rất quan trọng: “Tại sao xã hội chúng ta lại trở nên như vậy?” Không khó để thấy rằng vì ngày qua ngày chúng ta thấy và sống trong nó. Người ta hứa mang đất nước này đi lên nhưng nó mãi trì trệ nên chúng ta không tin vào những lời hứa nữa. Người ta nói những điều vô cùng đẹp đẽ như khi làm thì nó không hề đẹp như đã nói nên những cái đẹp mất đi giá trị và chẳng ai quý trọng nữa. Khi mà trước đó sống trong khó khăn bỗng chốc người ta nắm giữ một nguồn tài nguyên quá lớn với quyền lực vô hạn thì làm sao vững lòng trước sự cám dỗ của vật chất, chúng ta học sự đua đòi cũng từ đó.
Khi lầm lỗi xảy ra thì để tự vệ mà người ta dùng mọi lý do để biện hộ hay đổ thừa cho hoàn cảnh nên chúng ta cũng học được cách biện hộ bằng nhiều thứ lý lẽ. Người ta sử dụng truyền thông để định hướng nên chúng ta biến thành những kẻ cả tin và mất hoàn toàn khả năng phán đoán cũng như suy luận, thành ra chỉ còn cảm tính tồn tại. Và cuối cùng, những điều mà người ta làm đó để được gì? Có phải là quá nhiều hình ảnh của cái tôi không? Ôi! chúng ta cũng học được từ đấy.
Nói ra không phải để sự việc trở nên xấu hơn, nói ra để mọi người nhìn lại mình và tìm cách cải thiện. Người ta cũng nên thay đổi đi thôi, nếu không sẽ là quá muôn màng. Người ta hãy nhìn cho kỹ vào “chúng ta” để thấy được cái sản phẩm được tạo ra có hình hài gì.
Tôi rất muốn hỏi người ta hay những ai là trí thức và học cao hiểu rộng của nước Việt: nhìn vào thực trạng đó các vị không thấy đau đớn sao?
Chú thích: Các đường link nằm dưới những dòng chữ đổi màu.
16-11-2014
Ái Nữ
16-11-2014
Ái Nữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét